Chuyện cổ Phật gia: Tu đức hay tu huệ

Ngày xưa, nhiều người tu luyện tập hợp nhau ở trong vùng núi non xa các thành thị để tu hành. Họ đến từ các viện tu học và có phương pháp tu luyện riêng của họ. Trong những người đó, có hai người cùng học chung một thầy, nhưng vì sự hiểu biết của họ khác nhau, cho nên mỗi người có một cách tu luyện khác nhau. Họ tu hành theo cách riêng của từng người, và họ không can nhiễu lẫn nhau. Người học trò lớn chú trọng đến tu hành để được đức mà không lưu ý đến tu cho trí huệ. Người học trò trẻ thì chỉ chú trọng tu luyện cho trí huệ mà không chú ý đến tu tích đức. Vì người học trò lớn chỉ đeo đuổi tu luyện để được đức chứ không phải để được trí huệ, anh ấy ở trong tình trạng u mê và không thể phân biệt được tốt xấu trong suốt cuộc đời của anh ta. Kết quả anh ta cũng không đạt được quả vị sơ khởi và vẫn bị dốt nát.

Còn người học trò trẻ chỉ nhận thức được tầm quan trọng của trí huệ và nghĩ rằng trí huệ như là cặp mắt của con người; nếu mất nó, anh ta sẽ bị mù và chắc là sẽ bị nguy hiểm. Do đó anh ta quyết tâm tu luyện trí huệ và lơ đễnh sự quan trọng của đức. Sau đó anh ta siêng năng tu luyện cho trí huệ và đạt đến quả vị A La Hán.

Trong khi đó, người học trò lớn đã chết vì già. Người học trò trẻ trở lại thành thị, vì muốn truyền Pháp cho dân chúng ở chốn này. Nhưng vì anh ta không có tích đức trong cuộc đời của anh ta, nên cũng không có một người nào muốn bố thí cho anh ta. Mặc dầu anh ta bảo với mọi người là anh ta đã giác ngộ đến bậc A La Hán, cũng chẳng có ai buồn để ý đến anh ta. Bởi vì anh ta không chú ý tu luyện đức, thì làm sao mà nhận được bố thí và sự kính trọng của người?

Anh ta đến nơi cung điện nhà vua. Trước lối vào nguy nga, anh ta chợt thấy một con voi trắng mang rất nhiều ngọc ngà châu báu. Nó thong thả đi chung quanh cung điện. Khi ở trạng thái yên tĩnh để quan sát, người học trò trẻ nhận ra rằng con bạch tượng chính là hóa thân của người học trò lớn chỉ chăm lo tu đức mà thôi.

Người học trò trẻ yên lặng bước đi và thở dài: “Người bạn học chỉ tu đức. Kết quả trở thành con bạch tượng mang nhiều châu báu. Trong khi đó thì tôi chỉ tu luyện cho trí huệ mà không tu đức kết quả là sống rất khó khăn. Điều này chỉ rõ rằng người tu luyện nên cần cả hai tu đức và tu trí huệ.”

Dịch từ: 
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/7/14/38352.html
Bài viết khác

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. AcceptRead More