Chuyện cổ Phật gia: Bồ Đề Đạt Ma
Bồ Đề Đạt Ma sinh ra trong một gia đình đạo Bà La Môn ở miền Nam Ấn Độ. Ông tính tình rất vui vẻ, thông minh và có ngộ tính hơn người. Ông đã đem hết tâm sức trong việc nghiên cứu Phật giáo Đại thừa.
Ông đến Quảng Châu vào năm thứ 8 của Putong (527) vào thời hoàng đế Lương Vũ Đế. Hoàng đế Vũ đế gửi công sứ để chào mừng ông đến Jinling (ngày nay là Nanjiang).
Hoàng đế Vũ Đế đã hỏi ông: “Sau khi tôi lên ngôi, tôi đã xây không biết bao chùa chiền và cung cấp nơi ở cho các thầy tu. Tôi đã tích tạo công trạng nhiều bao nhiêu?”
Bồ Đề Đạt Ma đã trả lời: “Không có công trạng.”
Hoàng đế lại hỏi ông tại sao. Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Đó là bởi vì sự thiếu sót. Mặc dù nó trông có vẻ ông có công trạng, nhưng nó không phải thật.”
Hoàng đế hỏi tiếp: “Vậy thì công trạng thật sự là gi?” Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Sống mà không có lo lắng và không có suy nghĩ gì trong tâm. Loại công trạng này không thể có được bằng cách làm việc tốt ở trong thế tục này”.
Hoàng đế lại hỏi: “Shengde có nghĩa là gì?”
Bồ Đề Đạt Ma nói: “Khi một người có ràng buộc, thì không có Phật Pháp.”
Bồ Đề Đạt Ma đã rời Lương. Ông đã dùng một cọng lau để vượt sông Dương Tử và đã đi đến miền Nam của Ngụy. Rồi ông đi đến Lạc Dương (tại tỉnh Hà Nam) và đã tu luyện tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn. Ông đã thiền định trong suốt 9 năm. Sau khi chết, ông được chôn tại núi Xioner.
Khi Songyun quay trở lại miền Tây vì công việc ngoại giao, ông đã nhìn thấy Bồ Đề Đạt Ma cầm một chiếc giày đi bộ một mình tại Congling. Khi Songyun hỏi ông ta rằng ông đang đi đâu, Bồ Đề Đạt Ma bảo rằng ông đang đến thiền đàng phía Tây. Ông cũng đã bảo Songyun: “Hoàng đế của chúng ta đang chán đời.” Songyun đã không biết ông nói có ý nghĩa gì. Khi ông trở lại thành đô, ông phát hiện ra rằng hoàng đế Ming đã chết và hoàng đế Xiao Xhuang đã lên nối ngôi. Songyun đã bảo hoàng đế rằng ông đã gặp Bồ Đề Đạt Ma trên đường về. Vì thế hoàng đế lấy làm lạ bèn ra lệnh mở nắp hòm của Bồ Đề Đạt Ma, thì chỉ tìm thấy một chiếc giày trong quan tài mà thôi.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/4/6/43185.html