Chuyện cổ Phật gia: Áo cà sa của Huệ Năng

Theo truyền thuyết trong lịch sử Trung Hoa có một thầy tu tên là Huệ Năng. Ông là người thứ 6 đứng đầu trong bộ môn Thiền tông của Phật gia. Huệ Năng đã ngộ trong trường phái Phật gia. Vào lúc đó, Hoằng Nhẫn, người đứng đầu thứ 5, lấy ra một chiếc áo cà sa dệt bằng vải lụa và sợi bông vải. Nó là vật tượng trưng cho quả vị của môn phái Thiền tông.

Ông ta đã nghiêm túc nói với Huệ Năng rằng: “Sư Phụ của chúng ta ngài Đạt Ma đã mang chiếc áo cà sa qúy báu này từ nước Thiên Trúc. Áo cà sa không phải là Phật Pháp nhưng nó gần như được kết nối với Pháp. Áo cà sa là một sự biểu hiện của Phật Pháp. Nó theo Pháp và Pháp được truyền xuống cùng với áo cà sa. Áo cà sa chỉ tồn tại khi Pháp tồn tại. Hôm nay tôi truyền lại chiếc cà sa này cho anh và anh trở thành người đứng đầu đời thứ 6 của Thiền tông.”

Huệ Năng đã kính cẩn nhận lấy áo cà sa. Ông nhìn nó rất cẩn thận và nhận ra nó thật là qúy báu. Nó được làm rất khéo léo, óng mượt như tơ, màu sắc lấp lánh và lộng lẫy. Nó được làm từ tơ lụa và sợi bông vải của Thiên Trúc. Huệ Năng đã nhận thấy kế thừa một vật tượng trưng từ người đứng đầu thứ 5 sẽ gây cho các đồng tu trở nên ganh tị. Vì thế, thừa lúc bình minh, ông đã mang theo hành lý, lặng lẽ trốn khỏi cửa, và nhanh chân chạy về hướng Nam.

Huệ Năng chạy với tốc độ nhanh gấp đôi cả ngày lẫn đêm. Khi ông gần đến đỉnh núi Da Yu, bổng ông nhìn thấy cả trăm người đang đuổi theo và la hét. Người thầy tu chạy đầu tiên là Huệ Minh, là người đầu tiên chộp lấy áo cà sa. Ông đã chạy đầu tiên và đã nghĩ rằng chiếc áo cà sa độc nhất sẽ là của ông ta một cách diệu kỳ. Huệ Minh đã lật đật chạy nhanh tới. Lúc đó, Huệ Năng đã thật sự không thể chạy nhanh hơn nữa. Ông thấy rằng mình không thể chạy thoát khỏi. Ông bèn đặt kiện đồ mà trong đó có chiếc áo cà sa lên một phiến đá bên đường và kêu lớn tới đám đông, “Áo cà sa này là biểu tượng của sự phổ truyền Phật Pháp. Tại sao mọi người lại muốn giật lấy bằng sức mạnh? Chiếm hữu áo cà sa mà không có Pháp thì cũng như có một bông hoa trong cái gương!” Rồi ông ấy trốn vào bụi cây bên đường.

Huệ Minh lật đật chạy đến. Ông ta thấy áo cà sa trên phiến đá và cố nhặt lên. Một điều kỳ diệu đã xảy ra khi kiện đồ bị kẹt và không thể nào dời đi, mặc cho Huệ Minh có cố gắng thế nào đi nữa. Ông ta thật sửng sốt và sự thức tỉnh lóe lên, ông ta đã kinh qua sức mạnh vô biên của Phật Pháp. Ông bèn quỳ xuống cung kính lễ phép trước mặt Huệ Năng và cầu xin Huệ Năng giảng Pháp cho ông ta.

Huệ Năng rời Huệ Minh để đến địa phận Lĩnh Nam. Ông dừng chân tại chùa Bảo Lâm. Cách vài tháng sau, vào một đêm tối, một đám đông thầy tu đến từ lưng núi. Họ mặc áo ngắn, tay cầm đuốc đến gõ cửa cổng sau chùa. Huệ Năng thức giấc nghe tiếng la, “Đứa trẻ Huệ Năng, đưa chúng tôi áo cà sa không thì chúng tôi sẽ hành động.” Lại một lần nữa muốn lấy áo cà sa! Huệ Năng đã không kịp để nghĩ xem phải làm sao, ông liền lấy gói đồ rồi lật đật nhảy ra khỏi cổng. Ông chạy thật nhanh đến ngọn đồi nằm trước chùa. Khi lên đỉnh đồi và ngoảnh lại thấy đoàn đuốc dài, giống như một con rắn lách nhanh qua đồi. Huệ Năng quá mệt không thể tiếp tục đi nữa. Ông bèn trốn vào khe nứt của hòn đá. Mãi cho đến khi ông ngửi thấy mùi khói thật nặng. Ông vươn đầu ra để nhìn mới thấy cả đồi trở thành biển lửa. Đám đông thầy tu sục sạo khắp ngọn đồi nhưng không tìm thấy Huệ Năng. Họ đã giận dữ và đốt cháy ngọn đồi. Họ đã nghĩ Huệ Năng sẽ tự chạy ra bởi vì lửa.

Trong lúc hiểm nguy này, điều mà Huệ Năng nghĩ đến trước tiên là áo cà sa đang trong tay và ông bỏ qua nguy hiểm cho chính mình, vì không muốn bất cứ tổn hại nào đến chiếc áo Phật cà sa quý báu này. Trong lúc đang lúng túng trước cảnh nguy cấp, ông chợt nhớ lại cảnh ngộ khi Huệ Minh đã không thể di dời kiện đồ, và nhận ra rằng áo cà sa là một tấm vải quý báu và là vũ khí của Pháp. Lửa sẽ không thể đốt cháy nó được. Huệ Năng thấy đám lửa lớn tiến tới càng lúc càng gần hơn và gần hơn, ông vội mặc chiếc áo cà sa vào rồi ngồi lên phiến đá một cách bình thản, nhắm mắt lại để thiền định. Vào lúc này, ông cảm thấy người mình bị chìm xuống. Mọi thứ xung quanh ông ta đều biến mất. Đám lửa tan biến. Khói đậm đặc tan dần và thế giới trở lại yên tịnh.

Khoảng 4 giờ đồng hồ trôi qua, Huệ Năng thức tỉnh bởi một ánh sáng mạnh lên mắt. Khi mở mắt thì thấy mặt trời đã mọc từ phía Đông của ngọn đồi. Cỏ xanh và cây cối còn đó hôm qua đã bị đốt thành tro. Ông ta nhìn lại mình thì thấy áo kà sa vẫn lấp lánh và không bị hư hại gì cả, chỉ có một lớp tro bụi đã rơi trên áo. Khi ông sắp sửa rời đi, Huệ Năng vô tình nhìn vào phiến đá nơi ông ta đã ngồi đêm qua và đã sửng sốt khi thấy 2 dấu ấn sâu từ đầu gối của mình. Ông nhìn lại gần hơn và nhận ra những nếp gấp của áo cà sa được in rõ trên dấu ấn. Huệ Năng lại một lần nữa nghiệm ra sức mạnh phi thường của Phật Pháp. Sau đó Huệ Năng trở lại Tào Khê. Những đệ tử của ông đã đem phiến đá này đến nơi của họ để tiện việc thăm viếng và tỏ lòng ngưỡng mộ. Họ gọi hòn đá này là “Hòn đá nơi trú ẩn của sự nguy hiểm.”

Trước khi qua đời, Huệ Năng đã khuyên đệ tử của mình rằng người Sư Phụ đầu tiên của họ, đã để lại một thông điệp, “Phổ truyền Phật Pháp để cứu độ chúng sinh. Phật Pháp giống như một bông hoa mà chỉ nở hoa 5 lần. Sự thật, sự dẫn dắt của Phập Pháp đã truyền xuống 5 đời từ khi từ người Sư Phụ Đạt Ma đầu tiên đến khi truyền xuống Huệ Năng. Người thứ 5, Hoằng Nhẫn, đã khuyên tôi ngưng truyền xuống áo cà sa, bởi vì nó gây ra tranh đấu.” Vì thế, áo cà sa của pháp môn Thiền tông đã truyền xuống chỉ tới đó. Áo cà sa theo Phật Pháp. Truyền Pháp có nghĩa truyền áo cà sa. Áo cà sa chỉ tồn tại khi Pháp tồn tại. Nó có nghĩa Phật giáo Thiền tông đã tự đi đến cuối đường bởi vì áo cà sa đã ngưng truyền thừa.

Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/11/27/41114.html
Bài viết khác

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. AcceptRead More