6 phẩm chất giúp bạn trở thành người có nội tâm mạnh mẽ

Một người thực sự mạnh mẽ chắc chắn sẽ có một nội tâm tĩnh lặng, một tấm lòng ấm áp và một cái đầu thông tuệ. Muốn trở thành một người có nội tâm thực sự mạnh mẽ, hãy là chính mình!

Người có nội tâm mạnh mẽ chắc chắn đã trải qua mưa gió thét gào, chiêm nghiệm được cảnh thâm sơn cùng cốc, và chứng kiến cảnh bách thái nhân sinh. Trên con đường nhân sinh của chúng ta, dẫu phải đối mặt với hoàn cảnh nào, ta cũng đều có thể cương cường, mạnh mẽ một cách đầy trí huệ, trở thành một người có nội tâm mạnh mẽ.

Người yếu nhược thường dễ phẫn nộ như cọp, hơn nữa họ thường dễ nổi trận lôi đình. Người mạnh thường tĩnh tại như nước và trầm tĩnh bình hoà. Người tâm không tĩnh, thì nơi nào cũng là sóng gió. Dẫu chỉ là chuyện nhỏ nhặt cũng sẽ bị phóng to gấp bội lần.

Người có nội tâm không mạnh mẽ, trong tâm sẽ luôn thiếu cảm giác an toàn. Không đủ mạnh mẽ đồng nghĩa với rất dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, thường vô cùng để tâm tới cách nghĩ của người khác hoặc bị chi phối bởi ánh nhìn hay lời nói của họ. Từ đó người ấy mất đi năng lực phán đoán độc lập, dễ dao động, đứng ngồi không yên.

Muốn trở thành một người có nội tâm mạnh mẽ cần có đầy đủ đặc trưng của 6 phẩm chất lớn sau đây:

1. Người có kỷ luật cao và tự tin

Nếu người không tự tin nội tâm khá yếu nhược. Còn một người tự tin vào bản thân. Khi làm việc họ cũng thường mang theo nguồn sức mạnh tích cực tiến về phía trước, mỗi thời khắc họ đều tràn đầy cảm xúc. Một người tự tin, nếu trong tâm có chân tài thực học, thì dẫu đang không ngừng thử sai, nhưng cuối cùng cũng sẽ có một ngày họ leo được lên đỉnh núi cao.

Người vô cùng tự tin thường bắt đầu từ một kỷ luật cao. Kỷ luật chính là tự quản lý, tự ước thúc bản thân. Đây là một năng lực rất trọng yếu. Hãy học cách kiềm chế bản thân trước, kiểm soát cuộc sống của mình theo một lịch trình nghiêm khắc, mới có thể không ngừng tôi luyện sự tự tin nhờ tính kỷ luật này.

2. Đã từng trải qua tuyệt vọng

Ý nghĩa của việc kinh qua sự tuyệt vọng chính là việc bạn đã bước tới những tháng năm này. Có lẽ bạn chưa từng tuyệt vọng, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không kiên cường. Nhưng chắc chắn rằng bạn chẳng thể nào kiên cường như những người đã từng trải qua nỗi tuyệt vọng. Người chưa từng trải qua nỗi tuyệt vọng là người có một kiếp nhân sinh không hoàn mỹ. Tuyệt vọng có thể gây nên sự cô độc cho con người khi họ không thể đối mặt với một trắc trở trong tình cảm hay sự nghiệp nào đó.

Khi phải đối mặt với sự tuyệt vọng bạn vẫn có thể tiếp nhận nó một cách thản nhiên không sợ hãi. Dẫu lúc đó bạn sẽ vô cùng thống khổ, thậm chí còn đánh mất tự ngã của chính mình. Tìm thấy hy vọng trong cơn tuyệt vọng mới là kiếp nhân sinh đáng để trải nghiệm.

Người mạnh mẽ không phải là người có thể chinh phục điều gì, mà là người có thể gánh chịu điều chi. Một vài việc, chỉ khi đã trải qua mới có thể minh bạch đạo lý và hiểu được diện mạo chân thực của kiếp nhân sinh.

Tuyệt vọng không hề đáng sợ, điều đáng sợ là mất đi sự dũng cảm và cảm xúc mãnh liệt trong tâm. Cứ dũng cảm trải qua nỗi tuyệt vọng nhưng đừng để nó nuốt chửng bạn. Ngược lại bạn phải vượt qua nó, như việc đẩy lùi bóng đêm, chào đón ánh sáng quang minh vậy.

3. Không ngừng học hỏi để thích nghi

Con người thường coi giao tiếp là một năng lực quan trọng, mà lại coi nhẹ rằng ở một mình cũng là một năng lực trọng yếu không kém. Thậm chí xét về một ý nghĩa nhất định nào đó, đây còn là một năng lực then chốt hơn cả việc giao tiếp. Nếu nói rằng không giỏi giao tiếp là một nhược điểm, vậy thì không thể chịu đựng khi phải ở một mình quả thực lại là sự thiếu hụt trong tâm hồn.

Có thể chịu đựng được sự cô đơn thì mới vững lập trường mà không hùa theo đám đông. Cô đơn là niềm vui cháy bỏng của một người, niềm vui cuồng nhiệt lại là nỗi cô đơn của cả một đám đông. Vậy nên, trưởng thành chính là khi càng lớn lên bạn sẽ càng học được cách một mình thích ứng với tất cả. Trong những khoảnh khắc ở một mình, ta mới có thể tìm thấy điều mình thực sự yêu nhiệt thành và bồi dưỡng năng lực phán đoán độc lập của bản thân.

Chỉ khi con người học được cách yêu chính mình, bạn mới có khả năng yêu người khác. Nếu bạn không học cách nói chuyện với mình thì việc giao tiếp với người khác lại càng khó hơn. Những người càng có thể ở một mình thì càng có thể đối mặt và thấu hiểu nghịch cảnh, càng có thể chung sống với người khác.

4. Dám ước mơ

Tầm nhìn phải xa, tấm lòng phải rộng mở. Cả kiếp nhân sinh ngày ngày nếu chỉ biết so đo tính toán, thì tương lai sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị người đời tính toán, so đo.

Đời người như lái một chiếc xe. Khi bạn đi xa hơn người khác 30km, bạn sẽ trải nghiệm được những cảm nhận và hiểu biết mà người khác không có được.

Nghĩa là khi bạn theo đuổi một viễn cảnh tươi sáng cao hơn và xa hơn thì cũng không cần để tâm tới ánh mắt hạn hẹp của những người xung quanh. Mọi chuyện sẽ qua đi như gió thoảng mây bay, chẳng thể ảnh hưởng tới bạn. Phía sau bầu trời khoáng đạt chính là là cuộc vượt thoát khỏi sự trói buộc của chủ nghĩa hẹp hòi. Phía sau cánh cửa tự do là sự xoá bỏ hạn chế của chủ nghĩa hình thức.

5. Luôn hiểu biết thiên mệnh và tôn kính Thần

Kiếp người quả thực quá đỗi ngắn ngủi, dẫu bạn ôm giữ những gì thì chung quy lại cũng cần có một tín ngưỡng chân chính.

Trong thời đại này, hầu như ai nấy đều có tín ngưỡng của riêng mình, chỉ là tín ngưỡng của mỗi người khác nhau mà thôi. Có người đặt niềm tin vào quyền lực, có người ngưỡng mộ tiền tài, có người tin vào bản ngã, có người lại tràn trề hy vọng vào tình yêu, có người mong muốn hạnh phúc, có người thích những món ăn ngon, có người lại tin tưởng vào chế độ, có người tín ngưỡng vào Thần…

Dẫu đặt niềm tin vào điều gì chung quy lại chúng chỉ đúng khi dạy con người quy thiện nhân tâm, sống vị tha, luôn biết trân trọng và tôn vinh sinh mệnh. Bất kỳ tín ngưỡng nào cũng đều cần được tìm hiểu kỹ lưỡng rồi mới tin theo, như vậy mới được gọi là tín ngưỡng. Nếu chỉ vì mưu sinh, vì danh lợi địa vị thì tín ngưỡng ấy chỉ là món mồi nhử con người sớm đến bờ diệt vong mà thôi.

Trí huệ và chân lý chênh lệch nhau một trời một vực. Học cách khao khát ngưỡng mộ chân lý còn vượt xa cả việc theo đuổi trí tuệ. Chân lý có thể khiến con người có trí huệ để đối đãi với vạn vật, để khoan dung khi đối diện với những mối quan hệ phức tạp, để có thể kiên định niềm tin thẳng tiến trên con đường nhân sinh. Khi ấy bạn sẽ có thể ung dung nhàn tản đối diện với sự hắc ám trong nhân tính và bi kịch của thế gian, mà vẫn giữ được trái tim thiện lương nguyên vẹn và tinh khôi.

6. Luôn là chính mình

Hãy là chính mình, đừng mong hòng lấy lòng tất cả mọi người. Nếu bây giờ bạn chẳng thể làm được điều này thì tương lai sau này bạn cũng chẳng thể thực hiện nổi. Con người chẳng thể mười phân vẹn mười.

Kiếp nhân sinh của bạn không cần phải sống nhờ vào lời nói của người khác, còn nhiều việc quan trọng đang đợi bạn thực hiện. Người có nội tâm mạnh mẽ rất ít khi để ý đến ý kiến của người khác, ngay cả những người quen biết hay xa lạ.

Giống như những người tích cực, lạc quan họ rất ít quan tâm tới các thông tin tiêu cực. Dẫu có nhìn thấy, thì trong tích tắc nó cũng được ngăn cách hoặc bị tiêu biến. Bởi lẽ họ hiểu rất rõ về vị trí và điều bản thân theo đuổi.

Từ Thanh

Bài viết khác

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. AcceptRead More